Skip to content

Latest commit

 

History

History
301 lines (222 loc) · 11.4 KB

Day020-rxjs-creation.md

File metadata and controls

301 lines (222 loc) · 11.4 KB

Day 20: RxJS Creation Operators

Ở ngày 19, chúng ta đã tìm hiểu qua về Observable và chúng ta đã biết cách tạo 1 Observable bằng tay như sau:

const observable = new Observable(function subscribe(observer) {
  const id = setTimeout(() => {
    observer.next('Hello Rxjs');
    observer.complete();
  }, 1000);
  return function unsubscribe() {
    clearTimeout(id);
  };
});

Chắc sẽ có một số bạn tự hỏi "Vậy chẳng lẽ lúc nào cũng phải nhớ cú pháp này để tạo Observable sao? Nào là next, rồi complete, rồi cả unsubscribe". Để trả lời câu hỏi này thì ở ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm về các Operators dùng để khởi tạo ObservableRxJS cung cấp nhé.

  • Operators là các pure functions cho phép lập trình functional với Observable. (day 19)

Intro

Đây sẽ là observer để dùng chung ở trong bài viết này. Nếu như ví dụ nào có observer riêng thì mình sẽ viết riêng nhé.

const observer = {
  next: (val) => console.log(val),
  error: (err) => console.log(err),
  complete: () => console.log('complete'),
};

Common Creation Operators

of()

of() là operator dùng để tạo 1 Observable từ bất cứ giá trị gì: primitives, Array, Object, Function v.v... of() sẽ nhận vào các giá trị và sẽ complete ngay sau khi tất cả các giá trị truyền vào được emit.

  1. Primitive value
// output: 'hello'
// complete: 'complete'
of('hello').subscribe(observer);
  1. Object/Array
// output: [1, 2, 3]
// complete: 'complete'
of([1, 2, 3]).subscribe(observer);
  1. Dãy giá trị (sequence of values)
// output: 1, 2, 3, 'hello', 'world', {foo: 'bar'}, [4, 5, 6]
// complete: 'complete'
of(1, 2, 3, 'hello', 'world', { foo: 'bar' }, [4, 5, 6]).subscribe(observer);

from()

from() cũng gần giống với of(), cũng được sử dụng để tạo Observable từ 1 giá trị. Tuy nhiên, điểm khác biệt đối với of()from() chỉ nhận vào giá trị là một Iterable hoặc là một Promise.

Iterable là những giá trị có thể iterate qua được, ví dụ: array, map, set, hoặc string. Khi bạn loop qua 1 string, thì các bạn sẽ nhận đc 1 dãy các ký tự trong string.

  1. Array
// output: 1, 2, 3
// complete: 'complete'
from([1, 2, 3]).subscribe(observer);

Khi nhận vào 1 Array, from() sẽ emit các giá trị trong array theo sequence. Điều này tương đương với of(1, 2, 3).

  1. String
// output: 'h', 'e', 'l', 'l', 'o', ' ', 'w', 'o', 'r', 'l', 'd'
// complete: 'complete'
from('hello world').subscribe(observer);
  1. Map/Set
const map = new Map();
map.set(1, 'hello');
map.set(2, 'bye');

// output: [1, 'hello'], [2, 'bye']
// complete: 'complete'
from(map).subscribe(observer);

const set = new Set();
set.add(1);
set.add(2);

// output: 1, 2
// complete: 'complete'
from(set).subscribe(observer);
  1. Promise
// output: 'hello world'
// complete: 'complete'
from(Promise.resolve('hello world')).subscribe(observer);

Các bạn có thể thấy là from() sẽ unwrap và return được giá trị resolved của Promise. Đây là cách chuyển đổi Promise thành Observable.

fromEvent()

fromEvent() được dùng để chuyển đổi 1 sự kiện (Event) sang Observable. Ví dụ chúng ta có DOM Event như mouse click hoặc input.

const btn = document.querySelector('#btn');
const input = document.querySelector('#input');

// output (example): MouseEvent {...}
// complete: không có gì log.
fromEvent(btn, 'click').subscribe(observer);

// output (example): KeyboardEvent {...}
// complete: không có gì log.
fromEvent(input, 'keydown').subscribe(observer);

Các bạn chú ý là fromEvent() sẽ tạo 1 Observable không tự complete. Việc này hoàn toàn hợp lý vì chúng ta muốn lắng nghe các sự kiện như clickkeydown cho đến khi nào chính chúng ta không cần lắng nghe nữa thì thôi. fromEvent() không thể quyết định được lúc nào chúng ta không cần những sự kiện này nữa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các bạn phải chủ động unsubscribe các Observable tạo từ fromEvent() này nếu không muốn bị tràn bộ nhớ (memory leak).

fromEventPattern()

fromEventPattern() là 1 dạng nâng cao của fromEvent(). Nói về concept thì fromEventPattern() cũng giống với fromEvent() là tạo Observable từ sự kiện. Tuy nhiên, fromEventPattern() rất khác với fromEvent() về cách dùng, cũng như loại sự kiện để xử lý. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tham khảo ví dụ sau:

// fromEvent() từ ví dụ trên
// output: MouseEvent {...}
fromEvent(btn, 'click').subscribe(observer);

// fromEventPattern
// output: MouseEvent {...}
fromEventPattern(
  (handler) => {
    btn.addEventListener('click', handler);
  },
  (handler) => {
    btn.removeEventListener('click', handler);
  }
).subscribe(observer);

Một ví dụ khác nếu chúng ta cần biết được ví trị con trỏ trên element được click

// output: 10 10
fromEvent(btn, 'click')
  .pipe(map((ev: MouseEvent) => ev.offsetX + ' ' + ev.offsetY))
  .subscribe(observer);

// fromEventPattern
// Ở ví dụ này, chúng ta sẽ tách `addHandler` và `removeHandler` ra thành function riêng nhé

function addHandler(handler) {
  btn.addEventListener('click', handler);
}

function removeHandler(handler) {
  btn.removeEventListener('click', handler);
}

// output: 10 10
fromEventPattern(
  addHandler,
  removeHandler,
  (ev: MouseEvent) => ev.offsetX + ' ' + ev.offsetY
).subscribe(observer);

Như các ví dụ trên, fromEventPattern() nhận vào 3 giá trị: addHandler, removeHandler, và projectFunction với projectFunctionoptional. fromEventPattern() không khác gì fromEvent() nhưng fromEventPattern() cung cấp cho các bạn 1 API để có thể chuyển đổi các sự kiện từ API gốc của sự kiện. Ví dụ như trên thì chúng ta sử dụng trực tiếp API như addEventListenerremoveEventListener từ DOM để chuyển đổi sang Observable chứ không giống như fromEvent(). Với kiến thức này, các bạn hoàn toàn có thể dùng fromEventPattern() để chuyển đổi các sự kiện có API phức tạp hơn thành Observable, ví dụ như SignalR Hub

// _getHub() là hàm trả về Hub.
const hub = this._getHub(url);
return fromEventPattern(
  (handler) => {
    // mở websocket
    hub.connection.on(methodName, handler);

    if (hub.refCount === 0) {
      hub.connection.start();
    }

    hub.refCount++;
  },
  (handler) => {
    hub.refCount--;
    // đóng websocket khi unsubscribe
    hub.connection.off(methodName, handler);
    if (hub.refCount === 0) {
      hub.connection.stop();
      delete this._hubs[url];
    }
  }
);

interval()

interval() là hàm để tạo Observable mà sẽ emit giá trị số nguyên từ số 0 theo 1 chu kỳ nhất định. Hàm này giống với setInterval.

// output: 0, 1, 2, 3, 4, ...
interval(1000) // emit giá trị sau mỗi giây
  .subscribe(observer);

Giống như fromEvent(), interval() không tự động complete cho nên các bạn phải xử lý việc unsubscribe.

timer()

timer() có 2 cách sử dụng:

  • Tạo Observable mà sẽ emit giá trị sau khi delay 1 khoảng thời gian nhất định. Cách dùng này sẽ tự complete nhé.
  • Tạo Observable mà sẽ emit giá trị sau khi delay 1 khoảng thời gian và sẽ emit giá trị sau mỗi chu kỳ sau đó. Cách dùng này tương tự với interval() nhưng timer() hỗ trợ delay trước khi emit. Vì cách dùng này giống với interval() nên sẽ không tự complete.
// output: sau 1 giây -> 0
// complete: 'complete'
timer(1000).subscribe(observer);

// output: sau 1 giây -> 0, 1, 2, 3, 4, 5 ...
timer(1000, 1000).subscribe(observer);

throwError()

throwError() sẽ dùng để tạo Observable mà thay vì emit giá trị, Observable này sẽ throw 1 error ngay lập tức sau khi subscribe.

// error: 'an error'
throwError('an error').subscribe(observer);

throwError() thường dùng trong việc xử lý lỗi của 1 Observable, sau khi xử lý lỗi, chúng ta muốn throw tiếp error cho ErrorHandler tiếp theo, chúng ta sẽ dùng throwError. Khi làm việc với Observable, có 1 số operators yêu cầu các bạn phải cung cấp 1 Observable (ví dụ như switchMap, catchError) thì việc throwError trả về 1 Observable là rất thích hợp.

defer()

Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm hiểu 1 operator rất hay ho đó là defer(). defer() nhận vào 1 ObservableFactory và sẽ trả về Observable này. Điểm đặc biệt của defer() là ở việc defer() sẽ dùng ObservableFactory này để tạo 1 Observable mới cho mỗi Subscriber. Chúng ta cùng tham khảo ví dụ sau:

// of()
const now$ = of(Math.random());
// output: 0.4146530439875191
now$.subscribe(observer);
// output: 0.4146530439875191
now$.subscribe(observer);
// output: 0.4146530439875191
now$.subscribe(observer);

Các bạn có thể thấy of() sẽ trả về cùng giá trị Math.random() cho cả 3. Bây giờ chúng ta thử đổi sang defer() nhé.

const now$ = defer(() => of(Math.random()));
// output: 0.27312186273281935
now$.subscribe(observer);
// output: 0.7180321390218474
now$.subscribe(observer);
// output: 0.9626312890837065
now$.subscribe(observer);

Với defer(), chúng ta đã có 3 giá trị khác nhau cho mỗi lần subscribe. Điều này giúp ích ở điểm nào? Ví dụ trường hợp chúng ta cần retry 1 Observable nào đó mà cần so sánh với 1 giá trị random để quyết định xem có chạy tiếp hay không, thì defer() (kết hợp với retry) là 1 giải pháp cực kỳ hiệu quả.

Summary

Ở ngày 20 này, chúng ta đã tìm hiểu qua kha khá các operators dùng để tạo Observable, với tên gọi chính thức là Creation Operators. Đây là những operators khá phổ biến, tuy nhiên, các bạn chỉ cần nắm kĩ: from(), of(), interval(), timer(), và defer() là được. fromEvent()fromEventPattern() rất ít khi sử dụng trong ứng dụng Angular. Ngoài những operators mình liệt kê trên, RxJS còn cung cấp 1 số Creation Operators khác như: ajax(), fromFetch(), generate(). Và cũng như lý do trên, trong Angular, chúng ta rất ít khi sử dụng những operators này. Ví dụ thay vì ajax()fromFetch() chúng ta đã có HttpClientModule.

References

Mục tiêu của Day 21 là RxJS Transformation Operators.

Author

Chau Tran

#100DaysOfCodeAngular #100DaysOfCode #AngularVietNam100DoC_Day20